superkids hòa bình

10 bí quyết sinh tồn dạy con tự bảo vệ mình

Hỗ trợ trực tuyến

  Click view

mrs. Bàn Lan

Phone : 0343388133

Mrs.Nhàn Lê

Phone : 0944 262 316

HOTLINE : 0944262316

10 bí quyết sinh tồn dạy con tự bảo vệ mình

Không tiết lộ tên của con, dạy con luôn chạy theo hướng ngược lại nếu có chiếc xe lạ định tiếp cận mình… là các bí quyết cha mẹ cần biết để dạy con tự bảo vệ mình.

10 bí quyết sinh tồn dạy con tự bảo vệ mình

Không tiết lộ tên của con, dạy con luôn chạy theo hướng ngược lại nếu có chiếc xe lạ định tiếp cận mình… là các bí quyết cha mẹ cần biết để dạy con tự bảo vệ mình.

1. Không tiết lộ tên của con bạn.

Không viết tên của con lên trên các đồ đạc cá nhân; Không gắn thẻ tên của con lên ba lô hay hộp ăn cơm. Nhiều bậc cha mẹ tại Việt Nam hay may tên của con vào balo để dễ tìm. Nhưng việc này sẽ khiến người lạ dễ dàng tiếp cận được con. Khi nói chuyện với một đứa trẻ theo tên của chúng, một người lạ dễ dàng giành được sự tin tưởng của trẻ, có thể dẫn đến những mối nguy hiểm cho trẻ.

Lời khuyên của camnanggiaoduc là bố mẹ không nên cho người lạ tiếp cận thông tin cá nhân của con, tốt hơn hết, bố mẹ hãy viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích khi món đồ bị thất lạc hay mất cắp.

2. Chạy xa xe oto theo hướng đối diện.

Chúng ta dạy con mình không vào xe của người lạ. Nhưng con bạn cần học thêm một quy tắc nữa: Nếu một chiếc xe tiến lại gần, mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của con, hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với hướng chuyển động của xe. Điều này sẽ giúp con có thời gian gọi người giúp đỡ.

3. “Xây dựng” mật khẩu của gia đình.

Nếu có ai đó nói với con “Đi với cô. Cô sẽ đưa cháu đến gặp bố và mẹ”, bạn cần dạy con: điều đầu tiên con nên làm là hỏi lại “Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?”.

Bạn nên dạy con một mật khẩu để dùng trong các tình huống khẩn cấp (Ví dụ khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật khẩu của gia đình). Hãy dùng một câu mật khẩu ít người nghĩ tới và thường xuyên được các thành viên trong gia đình sử dụng, ví dụ như biệt danh của bố “Bố Bốp siêu nhân”.

4. Cài đặt các ứng dụng theo dõi con qua điện thoại.

Bạn nên cài đặt các ứng dụng theo dõi vào trong điện thoại của con, các ứng dụng này sẽ cho phép bạn giám sát con mình thông qua điện thoại mà con bạn mang theo.

5. Cho con sử dụng các thiết bị có nút báo khẩn cấp.

Các thiết bị có nút bấm khẩn cấp có thể là đồng hồ đeo tay, chìa khóa, vòng tay hay vòng cổ… Các thiết bị này kết nối đến các phần mềm theo dõi trên điện thoại. Khi con bấm nút này, cha mẹ hoặc cảnh sát có thể nhận được tín hiệu báo khẩn cấp và đến hỗ trợ kịp thời.

6. Dạy con: Hét lên “Cháu không quen cô ấy/chú ấy”

Các bố mẹ nên dạy con rằng, khi bị bắt bởi một người lạ, con cần thực hiện các “hành động xấu”: cắn, đá, cào, và hét lên để thu hút sự chú ý của người xung quanh bằng mọi giá “Cháu không quen chú ấy, chú ấy đang bắt cóc cháu”.

7. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách

Con bạn nên biết rằng bé không phải nói chuyện với người lạ, nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5-7 giây, tốt hơn là con cần bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi đang nói chuyện, con nên đứng cách xa 2-2,5 mét. Nếu người lạ tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Cha mẹ cần thực tập tình huống này với con, cho bé thấy 2,5 mét là như thế nào, và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.

8. Tránh vào thang máy với người lạ

Dạy con chờ cửa thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường, để có thể quan sát bất cứ ai xung quanh. Và nếu có người lạ bước vào thang, con nên tìm mọi cách để không vào cùng người đó. Tốt nhất là con sẽ giả vờ quên gì đó để rời đi. Nếu người kia kiên trì mời bé vào thang máy cùng, con nên đáp lại lịch sự “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”. Cha mẹ phải dặn con rằng,  nếu một người lạ cố kéo con vào trong cabin thang máy, điều quan trọng là phải chống lại và hét lên khi người lớn đến cứu hộ.

9. Không để người lạ biết rằng cha mẹ đang vắng nhà khi con ở nhà một mình.

Giải thích với con rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi con hỏi “ai đấy”, con không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, con không được cho người lạ biết rằng bố mẹ không ở nhà, dù người lạ khẳng định họ là bạn của bố mẹ, hoặc là người đến sửa điện. Nếu người lạ kiên trì và bắt đầu mở cửa, con phải gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.

10. Tránh gặp những người bạn trên mạng một mình

Cảnh báo với con rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy con mồi của chúng thông qua internet. Nếu người bạn trên mạng nói rằng cậu ta là “Minh ở gần nhà”, thì chưa chắc đó là cậu bạn 10 tuổi mà con quen. Việc trò chuyện với người trên mạng khiến bé dễ rơi vào nguy hiểm. Con phải nhớ không được nói với người lạ số điện thoại, tên, địa chỉ của mình. Con nên từ chối việc gặp riêng người lạ mới quen qua mạng.

Hi vọng với 10 bí quyết trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức để dạy con tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm trong xã hội mà các con phải đối mặt.
 

Nguồn: camnanggiaoduc.org


Tin liên quan

TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI NHỮNG ĐỒ VẬT SẮC NHỌN

Tiết học an toàn với những đồ vật sắc nhọn của các bé khối Donal, Trường mầm non tư thục Sao Mai, tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình. “TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI ĐỒ VẬT SẮC NHỌN!” Để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn cho trẻ em, cần có những hoạt động...

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ NGÀY LỄ GIÁNG SINH NĂM 2022

  Tiết học hoạt động sản phẩm sáng tạo theo chủ đề Lễ giáng sinh năm 2022    Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm.      ...

TIẾT HỌC KỸ NĂNG DIẾN XUẤT LỚP 4 TUỔI_ TRƯỜNG MÀM NON TÂN HÒA B_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH_ TỈNH HÒA BÌNH

Tiết học kỹ năng diễn xuất của các bé lớp 4 tuổi_ Trường mầm non Tân Hòa B_ thành phố Hòa Bình "KHÔNG THỂ RỜI MẮT TRƯỚC NHỮNG BIỂU CẢM VÔ CÙNG ĐÁNG YÊU CỦA CÁC BÉ!"      Một tuần học nữa lại trôi qua thật là nhanh phải không nào? Tuần học vừa qua các bạn lớp 4 tuổi,...

TIẾT HỌC KỸ NĂNG GIẢI PHÓNG NGÔN NGỮ HÌNH THỂ LỚP 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH LÂM

Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể lớp 3 tuổi A_Trường mầm non Quỳnh Lâm_ thành phố Hòa Bình    Hầu hết trẻ đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, có nghĩa là không tự ý thức được. Bởi vậy mà, trong cuộc sống đôi khi sẽ gây nên một số những hạn chế...

TIẾT HỌC GIẢI PHÓNG NGÔN NGỨ HÌNH THỂ( TIẾT 1) LỚP 4 TUỐI TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG LÂM_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 4 tuổi Trường mầm non Phương Lâm_thành phố Hòa Bình Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng những cử chỉ, hành động thay cho lời nói, diễn đạt chẳng hạn như: một cái gật đầu,...

MÀN THI CATRWALK CỦA CÁC BÉ 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG LÂM_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH!

Các bé lớp 3 tuổi đang thể hiện màn đi catwalk rất chuyên nghiệp và tự tin.     Làm sao để giúp bé tự tin trước đám đông và thể hiện hết tài năng của bản thân? Làm sao để các bé luôn vui vẻ và hào hứng trong các tiết học Kỹ năng sống?  Mỗi tuần một chủ đề khác nhau, đa dạng...

Bình luận của bạn

Video hoạt động

  • CHUYÊN ĐỀ: SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG BÌ -KIM BÔI
  • Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ của các trường huyện Kim Bôi
  • Video giới thiệu Gaia
  • Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục ở thế kì 21, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, bộ giáo dục đào tạo cũng như sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, về việc chú trọng đẩy mạnh giáo dục kí năng sống cho học sinh, công ty tnhh ứng dụng công ng
  • SUPERKIDS] Khóa học Nghệ thuật truyền cảm hứng - Khối tiểu học thành phố Hòa Bình
  • Kỹ năng sống cho bé - Cách thoát thân khi bị dàn cảnh bắt cóc ngoài đường
  • Giáo Dục Mầm Non | Che Miệng Khi No, Ngáp, Hắt Hơi
  • Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Cơ Thể Người
  • Giáo Dục Mầm Non | Không Chơi Những Vật Có Thể Gây Nguy Hiểm
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Biết Kêu Cứu Chạy Khỏi Nơi Nguy Hiểm
  • Giáo Dục Lễ Giáo - Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
  • Kỹ năng sống mầm non - Giữ Trật Tự Nơi Công Cộng
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Lịch Sự Khi Đến Nhà Người Khác
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định - Giáo Dục Mầm Non
  • Kỹ năng sống cho trẻ | Kỹ năng sinh tồn | Làm gì khi đi lạc?
  • Trò chơi "thăng bằng" cùng học sinh trường TH&THCS Tân Hòa
  • Cùng khởi động với các bạn học sinh trường TH&THCS Tân Hòa nào!
  • Không Đi Theo Hay Nhận Quà Của Người Lạ
  • Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục (Phần 2)

Hộp nhạc của bé

  • Bống Bống Bang Bang - Bé Bào Ngư
  • Chú Bộ Đội - Nhạc Thiếu Nhi Có Lời
  • Baby shark | PINKFONG Songs for Children
  • Thỏ Đi Tắm Nắng - Kìa Con Bướm Vàng - Nhạc Thiếu Nhi Mẹ Ơi Tại Sao

Truyện cổ tích

  • Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé lọ lem - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé bán diêm - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Thánh Gióng | Hoạt Hình Thánh Gióng Việt Nam
  • Nàng Tiên Ốc - Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Sự tích cây Vú Sữa | Chuyện cổ tích sự tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Tấm Cám - Cổ tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Sọ Dừa - Cổ tích Việt Nam
  • Truyện thằng Bờm có cái quạt mo | Kể Bé Nghe Truyện Cổ tích Việt Nam