superkids hòa bình
10 cách hay giúp ba mẹ dạy bé tập trung
Trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về sự tập trung khi học. Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ. Tuy nhiên cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đống một vai trò rất quan trọng để tạo ra cho trẻ những thói quen tốt – xấu khác nhau. Tập trung tốt thì bé mới có thể học tốt được. Vì vậy, ở nhà cha mẹ hãy giúp trẻ bằng các cách dạy cho trẻ tập trung sau đây
1. Hãy cảm thông với trẻ: dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng vội mắng trẻ. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi một chỗ, thật ra chúng cũng rất muốn tập trung khi học như anh chị của mình.
2. Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…) có thể làm cho trẻ kém tập trung. Khi đến giờ bé ngồi vào bàn học hoặc làm một việc gì cần sự tập trung thì hãy tắt nhạc hoặc tivi đi.
3. Ngồi cùng với trẻ: kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một đứa bé ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn vì bé cảm thấy yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bạn ở bên cạnh.
4. Tạo góc học tập yên tĩnh: trẻ kém tập trung nếu nơi bé ngồi học quá ồn ào hoặc bừa bãi. Tập sách phải luôn được sắp xếp gọn gàng, bút viết phải bỏ vào hộp, dẹp hết sách báo cũ…
5. Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học: Bạn nên đặt cho bé một mục tiêu vừa phải khi học, ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.
6. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình: một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kép dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.
7. Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau: hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học, tập trung làm và học cho hết bài.
8. Quan sát: có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác?
9. Trao cho bé quyền làm chủ: có sự khác biệt giữa giúp đỡ và trách nhiệm. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung khi học.
10. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ: Tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt.
Dạy trẻ tính tập trung trong thời đại ngày nay rất khó, bởi trẻ rất dễ bị mất tập trung bởi những tác động ngoài môi trường. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần kiên nhẫn rèn cho bé tính tập trung trong giai đoạn đầu để hình thành thói quen tốt cho bé. Bé sẽ dùng thói quen này trong suốt cuộc đời.
(Nguồn: sưu tầm)
Tin liên quan
Tiết học an toàn với những đồ vật sắc nhọn của các bé khối Donal, Trường mầm non tư thục Sao Mai, tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình. “TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI ĐỒ VẬT SẮC NHỌN!” Để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn cho trẻ em, cần có những hoạt động...
Tiết học hoạt động sản phẩm sáng tạo theo chủ đề Lễ giáng sinh năm 2022 Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm. ...
Tiết học kỹ năng diễn xuất của các bé lớp 4 tuổi_ Trường mầm non Tân Hòa B_ thành phố Hòa Bình "KHÔNG THỂ RỜI MẮT TRƯỚC NHỮNG BIỂU CẢM VÔ CÙNG ĐÁNG YÊU CỦA CÁC BÉ!" Một tuần học nữa lại trôi qua thật là nhanh phải không nào? Tuần học vừa qua các bạn lớp 4 tuổi,...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể lớp 3 tuổi A_Trường mầm non Quỳnh Lâm_ thành phố Hòa Bình Hầu hết trẻ đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, có nghĩa là không tự ý thức được. Bởi vậy mà, trong cuộc sống đôi khi sẽ gây nên một số những hạn chế...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 4 tuổi Trường mầm non Phương Lâm_thành phố Hòa Bình Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng những cử chỉ, hành động thay cho lời nói, diễn đạt chẳng hạn như: một cái gật đầu,...
Các bé lớp 3 tuổi đang thể hiện màn đi catwalk rất chuyên nghiệp và tự tin. Làm sao để giúp bé tự tin trước đám đông và thể hiện hết tài năng của bản thân? Làm sao để các bé luôn vui vẻ và hào hứng trong các tiết học Kỹ năng sống? Mỗi tuần một chủ đề khác nhau, đa dạng...
Bình luận của bạn
Video hoạt động
Hộp nhạc của bé
Truyện cổ tích