superkids hòa bình

6 Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Hỗ trợ trực tuyến

  Click view

mrs. Bàn Lan

Phone : 0343388133

Mrs.Nhàn Lê

Phone : 0944 262 316

HOTLINE : 0944262316

6 Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em được các chuyên gia về giới tính và trẻ em khuyến nghị cha mẹ và nhà trường nên giáo dục cho trẻ.

6 Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

22/08/2019 9:18

Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em được các chuyên gia về giới tính và trẻ em khuyến nghị cha mẹ và nhà trường nên giáo dục cho trẻ.
 

Xâm hại trẻ em là gì?

Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ. Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, Tình dục, Tinh Thần, Xao Nhãng. Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào.

Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

6 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Cha mẹ thường dạy trẻ nhiều kỹ năng sống như tự lập trong hoạt động hàng ngày, chia sẻ, làm việc nhóm… nhưng lại quên mất việc giáo dục cho trẻ cách bảo vệ bản thân khỏi xâm hại. Các chuyên gia về trẻ em và giới tính kiến nghị những kỹ năng cần phải giáo dục cho trẻ, đặc biệt là trẻ em tiểu học.

Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm

Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên.

Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng

Sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa. Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó.

Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể

Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn. Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ còn nhỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,…

Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm

    

Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại

Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyện với bạn, và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện ở nhà của trẻ.

Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc hay tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải.

Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết

Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… – Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.

Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại. Phụ huynh và nhà trường cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em và có trách nhiệm bảo vệ con khỏi vấn nạn này.

Nguồn: Sưu tầm


Tin liên quan

TIẾT HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA CÁC EM HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 TRƯỜNG TH VÀ THCS THUNG NAI_ HUYỆN CAO PHONG_ TỈNH HÒA BÌNH

Tiết học" Trải nghiệm sáng tạo" của các em học sinh lớp 4_ Trường TH và THCS Thung Nai_ huyện Cao Phong_tỉnh Hòa Bình.    Đối với các em học sinh khối Tiểu học. Các em đang dần hình thành đạo đức, lối sống cá nhân. Việc học kỹ năng sống đối với các em là vô cùng...

TIẾT HỌC KỸ NĂNG SỐNG TRÊN PHẦN MÈM GAIA CỦA CÁC EM HỌC SINH LỚP 5 _ TRƯỜNG TH VÀ THCS THUNG NAI_ HUYỆN CAO PHONG_ TỈNH HÒA BÌNH

Tiết học phòng chống thiên tai của các em học sinh lớp 5_Trường TH và THCS Thung Nai_ huyện Cao Phong_tỉnh Hòa Bình    Vượt qua cái giá rét của mùa đông, cô và trò của lớp 5 Trường TH và THCS Thung Nai_ huyện Cao Phong_ tỉnh Hòa Bình vẫn đang hàng ngày miệt mài đến lớp....

HỌC SINH TRƯỜNG TIEUR HỌC THÁI THỊNH VỚI PHẦN MỀM

Tiết học" Hãy là người lịch sự" với phần mềm GAIA của Trường tiểu học Thái Thịnh_tp Hòa Bình    Học sinh Trường tiểu học Thái Thịnh với tiết học" Hãy là người lịch sự" trên phần mềm GAIA. Trong tiết học này, học sinh được tham gia các hoạt động trò chơi vui nhộ, mỗi...

Chuyên đề "Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ" Trường TH & THCS Phong Phú huyện Tân Lạc

Các em yêu quý, mỗi người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết: Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín...

Bài học trưởng thành "Hãy ôn trọng sự khác biệt"

Chúng ta không thể bắt  tất cả mọi người phải hiểu con đường của chúng ta đang đi. Trong khi nó không phải con đường dành cho họ.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học là cực kỳ quan trọng

Trẻ em là tương lai của xã hội, do đó cần phải tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.

Bình luận của bạn

Video hoạt động

  • CHUYÊN ĐỀ: SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG BÌ -KIM BÔI
  • Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ của các trường huyện Kim Bôi
  • Video giới thiệu Gaia
  • Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục ở thế kì 21, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, bộ giáo dục đào tạo cũng như sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, về việc chú trọng đẩy mạnh giáo dục kí năng sống cho học sinh, công ty tnhh ứng dụng công ng
  • SUPERKIDS] Khóa học Nghệ thuật truyền cảm hứng - Khối tiểu học thành phố Hòa Bình
  • Kỹ năng sống cho bé - Cách thoát thân khi bị dàn cảnh bắt cóc ngoài đường
  • Giáo Dục Mầm Non | Che Miệng Khi No, Ngáp, Hắt Hơi
  • Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Cơ Thể Người
  • Giáo Dục Mầm Non | Không Chơi Những Vật Có Thể Gây Nguy Hiểm
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Biết Kêu Cứu Chạy Khỏi Nơi Nguy Hiểm
  • Giáo Dục Lễ Giáo - Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
  • Kỹ năng sống mầm non - Giữ Trật Tự Nơi Công Cộng
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Lịch Sự Khi Đến Nhà Người Khác
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định - Giáo Dục Mầm Non
  • Kỹ năng sống cho trẻ | Kỹ năng sinh tồn | Làm gì khi đi lạc?
  • Trò chơi "thăng bằng" cùng học sinh trường TH&THCS Tân Hòa
  • Cùng khởi động với các bạn học sinh trường TH&THCS Tân Hòa nào!
  • Không Đi Theo Hay Nhận Quà Của Người Lạ
  • Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục (Phần 2)

Hộp nhạc của bé

  • Bống Bống Bang Bang - Bé Bào Ngư
  • Chú Bộ Đội - Nhạc Thiếu Nhi Có Lời
  • Baby shark | PINKFONG Songs for Children
  • Thỏ Đi Tắm Nắng - Kìa Con Bướm Vàng - Nhạc Thiếu Nhi Mẹ Ơi Tại Sao

Truyện cổ tích

  • Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé lọ lem - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé bán diêm - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Thánh Gióng | Hoạt Hình Thánh Gióng Việt Nam
  • Nàng Tiên Ốc - Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Sự tích cây Vú Sữa | Chuyện cổ tích sự tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Tấm Cám - Cổ tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Sọ Dừa - Cổ tích Việt Nam
  • Truyện thằng Bờm có cái quạt mo | Kể Bé Nghe Truyện Cổ tích Việt Nam