superkids hòa bình
9 phương pháp dạy con học tập trung hiệu quả nhất
Tập trung trong học tập là một kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần rèn luyện từ sớm và là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn ở con. Song phương pháp dạy con học tập trung thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để trẻ tập trung trong học tập?
Đa số phụ huynh đều có thắc mắc về con cái họ: Khi lên lớp các cháu chỉ tập trung nghe giảng khoảng 10 – 15 phút sau đó quay ngang, quay ngửa, trêu đùa. Khi ở nhà, các cháu vừa học vừa chơi hoặc lấy lý do đi vệ sinh, uống nước mặc cho mẹ hò hét ngồi vào bàn học. Các cha mẹ đã tìm kiếm phương pháp dạy con học tập trung nhưng dường như chưa hiệu quả.Các chuyên gia cho rằng: Việc trẻ con từ 5 – 7 tuổi thiếu tập trung khi học là một hiện tượng hết sức bình thường.
Đại não của mỗi người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, các cháu không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè. Ngoài ra, nội dung chương trình học khô khan và nặng nề, cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung trong việc học.
Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ. Khi lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về sự tập trung khi học. Và lúc này, chúng ta có thể tác động vào những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự tập trung để cải thiện cho trẻ. Tuy nhiên cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra những thói quen có lợi cho trẻ.
Hanoi Academy xin chia sẻ với các bậc phụ huynh phương pháp dạy con học tập trung với 9 bí quyết:
1. Hãy cảm thông với trẻ:
Việc dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng mắng trẻ vội. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Thật ra trẻ cũng rất muốn tập trung khi học như anh chị của mình đấy chứ, nhưng cảm giác khó chịu khiến trẻ không biết phải làm sao
2. Ngồi cùng trẻ
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: một đứa bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh
3. Tạo góc học tập yên tĩnh
Đối với một số trẻ, nơi học tập quá ồn ào hoặc bừa bãi sẽ khiến trẻ kém tập trung hơn. Chính vì thế hãy luôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp tập viết, bút…
4. Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học
Việc đặt mục tiêu sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, mục tiêu cũng cần vừa phải với sức học của trẻ. Ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay”. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.
5. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình
Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.
6. Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau
Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.
7. Quan sát
Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.
8. Trao cho bé quyền làm chủ
Giúp đỡ và trách nhiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Vì vậy, khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung khi học là điều vô cùng cần thiết
9. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ:
Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.
Tin liên quan
Tiết học an toàn với những đồ vật sắc nhọn của các bé khối Donal, Trường mầm non tư thục Sao Mai, tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình. “TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI ĐỒ VẬT SẮC NHỌN!” Để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn cho trẻ em, cần có những hoạt động...
Tiết học hoạt động sản phẩm sáng tạo theo chủ đề Lễ giáng sinh năm 2022 Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm. ...
Tiết học kỹ năng diễn xuất của các bé lớp 4 tuổi_ Trường mầm non Tân Hòa B_ thành phố Hòa Bình "KHÔNG THỂ RỜI MẮT TRƯỚC NHỮNG BIỂU CẢM VÔ CÙNG ĐÁNG YÊU CỦA CÁC BÉ!" Một tuần học nữa lại trôi qua thật là nhanh phải không nào? Tuần học vừa qua các bạn lớp 4 tuổi,...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể lớp 3 tuổi A_Trường mầm non Quỳnh Lâm_ thành phố Hòa Bình Hầu hết trẻ đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, có nghĩa là không tự ý thức được. Bởi vậy mà, trong cuộc sống đôi khi sẽ gây nên một số những hạn chế...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 4 tuổi Trường mầm non Phương Lâm_thành phố Hòa Bình Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng những cử chỉ, hành động thay cho lời nói, diễn đạt chẳng hạn như: một cái gật đầu,...
Các bé lớp 3 tuổi đang thể hiện màn đi catwalk rất chuyên nghiệp và tự tin. Làm sao để giúp bé tự tin trước đám đông và thể hiện hết tài năng của bản thân? Làm sao để các bé luôn vui vẻ và hào hứng trong các tiết học Kỹ năng sống? Mỗi tuần một chủ đề khác nhau, đa dạng...
Bình luận của bạn
Video hoạt động
Hộp nhạc của bé
Truyện cổ tích