superkids hòa bình
Những nguyên tắc xây dựng kịch bản dẫn chương trình event
Kịch bản cho event khác với kịch bản phim và kịch bản gameshow. Viết kịch bản cho event phải có đầu óc tổ chức và hình dung. Một kịch bản tốt là kịch bản bao quát được chương trình một cách đầy đủ và chi tiết. Bắt đầu với công việc lên kế hoạch thì bạn phải làm quen với việc viết kế hoạch và kịch bản chương trình.
Có nhiều loại hình event khác nhau, và với mỗi loại hình event thì có một kịch bản chương trình tương ứng. Một event hội nghị buổi tối sẽ khác với một event cộng đồng vào ban ngày, vì thế, biến đổi kịch bản sao cho phù hợp theo tính chất của chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện.
Mỗi kịch bản cũng nên chia làm 2 loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết, kịch bản tổng quát là để bao quát hết các công việc chung cho một chương trình, kịch bản này dùng cho phía khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên cung cấp âm thanh ánh sáng, màn hình máy chiếu nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp. Một kịch bản chi tiết, hay thường gọi là kịch bản MC, trong đó có kèm lời dẫn MC và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện. Phải phân ra 2 kịch bản là vì phần kịch bản chi tiết thường chỉ sử dụng cho MC và nội bộ, tránh để các bên không liên quan biết quá nhiều nội dung hoặc kịch bản lọt ra ngoài - đây là vấn đề bảo mật của một số công ty. Kịch bản tổng thể bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Phụ trách, Ghi chú để ghi lại những hoạt động chính và diễn giải sơ lược.
Kịch bản này để quản lý các hoạt động chính trong ngày và gửi cho khách hàng để họ có thể nắm được nội dung và theo kịp lịch trình. Viết kịch bảng càng khoa học, cụ thể bao nhiêu thì khi chạy chương trình đỡ phải diễn giải và thiếu sót bấy nhiêu.
Kịch bản chi tiết bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết công việc, Phụ trách, Lời dẫn MC, Ghi chú. Kịch bản này dùng trong nội bộ và từng phần có người phụ trách rõ ràng, cũng như trạng thái như thế nào (đã hoàn thành hay chưa) để dễ quản lý tiến độ công việc.
Tùy tính chất mỗi sự kiện mà biến đổi kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên, trong kịch bản phải thể hiện được càng chi tiết càng tốt và thời gian phải liên tục, không được ngắt quãng, cân đối sao cho thời lượng chương trình phù hợp, tránh để dư hoặc thiếu thời gian. Viết kịch bảng càng khoa học, cụ thể bao nhiêu thì khi chạy chương trình đỡ phải diễn giải và thiếu sót bấy nhiêu. Bây giờ bạn chỉ việc bám sát chương trình và chạy mà thôi.
Khi xây dựng chương trình bạn nên tuân thủ nguyên tắc 80/20. Cần có 20% nội dung có thể cắt bỏ hoặc thêm vào để tránh chương trình bị “cháy”.
Hãy lưu ý đến việc lôi kéo khán giả bằng một kết cấu chương trình đa dạng, xen kẽ các phần nội dung làm sao cho khan giả không bị mệt khi theo dõi cả chương trình. Vì vậy, nếu chương trình diễn ra trong khoảng thời gian dài thì cần chia ra thành các phần và giữa mỗi phần nên có những nội dung mang tính chất giải lao như văn nghệ.
Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng một chương trình muốn để lại dấu ấn trong long công chúng cần có “mở đầu ấn tượng và kết thúc lắng đọng”. Phần mở đầu thường không phải là nội dung trọng tâm do đây là khoảng thời gian khan giả cần ổn định. Nhưng nó cần đủ hấp dẫn để có thể thu hút khán giả. Vì vậy thường các sự kiện sẽ mở đầu bằng các tiết mục văn nghệ. Còn khi kết thúc chương trình, đừng quên nhắc lại một lần nữa ý nghĩa, thong điệp của sự kiện, chương trình bởi đây là thời điểm gần nhất với trí nhớ của khan giả. Việc nhắc lại thông điệp quan trọng của sự kiện vừa đảm bảo một lời kết ý nghĩa, vừa giúp khắc sâu hơn những ấn tượng của sự kiện trong trí nhớ của người xem.
Ngoài ra, hãy chú ý yếu tố thời gian trong việc xây dựng kịch bản bởi một kịch bản hoàn hảo là kịch bản đã được tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng thời lượng của từng phần nội dung, giúp chương trình đi đúng tiến độ, đảm bảo sự hợp lý và hấp dẫn vừa đủ cho mỗi phần. Kịch bản cần bám sát thời gian diễn ra sự kiện hay chương trình đồng thời cần có sự phân bổ vừa phải cho mỗi phần, mục. Giả dụ mỗi tiết mục văn nghệ chỉ giới hạn trong tầm 5 phút. Hay nếu là thuyết trình, phát biểu thì giới hạn trong tầm 15-20 phút để không gây nhàm chán.
Với những lời khuyên trong việc xây dựng kịch bản vừa rồi, hy vọng các bạn sẽ có những thong tin bổ ích để có thể làm nên những kịch bản hợp lý và hấp dẫn. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Sưu tầm
-----------------------------------------------------------
Tại khóa học đào tạo MC nhí của Trung tâm Superkids, các bé sẽ được đào tạo tất cả những kỹ năng cần thiết của người dẫn chương trình như: Giọng nói, diễn xuất, biên tập, Kỹ năng dẫn trường quay, Phỏng vấn và kỹ năng xử lí tình huống, hoạt náo cuốn hút khán giả và kĩ năng dẫn sự kiện.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG SUPERKIDS VIỆT NAM
- Địa chỉ: Ngõ 445 đường Hòa Bình, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
- Email: nhanle88@gmail.com
- Hotline: 0966 246 739 hoặc 0966 294 739
- Website: https://superkids.net.vn
Tin liên quan
Khai giảng lớp MC nhí mầm non khóa 15 Một trong những khóa học được mong đợi nhất của các bé mầm non đó là chương trình MC nhí nâng cao. Chương trình khóa học bao gồm 15 buổi với các hoạt động học và khung chương trình cụ thể như...
Tiết học giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 3 tuổi_ Trường mầm non Đồng Tiến_tp.Hòa Bình Các bé lớp 3 tuổi Trường mầm non Đồng Tiến_ Tp Hòa Bình đã được cô giáo của Trung tâm phát triển tài năng Superkids Việt Nam dạy các tiết học chuyên sâu về chủ đề MC nhí....
Các lớp MC nhí tiểu học. LIÊN TỤC TUYỂN SINH LỚP HỌC MC NHÍ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC! Nhanh tay đăng ký cho các con nào bố mẹ ơi! Đáp lại tình cảm và sự tin tưởng của các bậc phụ huynh. Trung tâm dự kiến sẽ mở một lớp" MC Nhí tiểu...
MC (Master of Ceremonies – người dẫn chương trình) đang là công việc được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ.
Để trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp, có ngoại hình đẹp là một lợi thế nhưng như vậy thôi vẫn chưa đủ. Một giọng nói truyền cảm, giàu sức hút sẽ giúp bạn để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán...
Có thể nói trong kỹ năng giao tiếp có một phương pháp rất quan trọng đó là sử dụng Ngôn ngữ cơ thể. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất thú vị. Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ này.
Bình luận của bạn
Video hoạt động
Hộp nhạc của bé
Truyện cổ tích