superkids hòa bình
Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho trẻ
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các nhà lãnh đạo có quyền lực có khả năng hoàn thành những điều vĩ đại. Theo TS. Nguyễn Trọng Tiến – chuyên gia KNS tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara: “Không ai được sinh ra là một nhà lãnh đạo, chỉ những người xứng đáng mới được tin tưởng ở vị trí này. Những người xứng đáng đó được trang bị các kỹ năng lãnh đạo mà họ cần để tạo ra một tác động tích cực trên thế giới. Con của bạn không bao giờ là quá nhỏ hoặc quá sớm để tìm hiểu nền tảng của những gì có nghĩa là lãnh đạo.”
Dưới đây là sáu cách phát triển kỹ năng lãnh đạo ở con bạn:
Bạn hãy nhớ câu nói “Hôm nay trẻ là một độc giả, ngày mai trẻ là một nhà lãnh đạo”. Nhiều cha mẹ có thói quen bao bọc con cái, hoặc kiểm soát chúng rất nhiều thứ, ngay cả với việc cho con nghe, đọc cái gì… Tâm lý của các cha mẹ này là “sợ con còn nhỏ, chưa đủ tuổi để nghe điều đó”. Thực ra, thay vì việc cắt quyền truy cập vào thông tin đó, các cha mẹ hãy cố gắng giải thích nó theo cách phù hợp với lứa tuổi của con. Nếu có một vấn đề phiền toái xảy ra trong gia đình hay xã hội, hãy cho phép con của bạn thấy điều đó và giúp chúng hiểu tại sao một vấn đề đó gây phiền hà như thế nào. Đôi khi nhiều vấn đề lại có thể truyền cảm hứng cho tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ em là những chủ nhân của tương lai, và chúng không thể lãnh đạo thế giới mà không có trí tuệ tư duy.
Việc các đứa trẻ luôn tò mò và đặt câu hỏi mọi lúc, mọi nơi có thể đem lại phiền toái cho cha mẹ, bạn sẽ cảm thấy bên tai không lúc nào yên tĩnh. Đôi khi nhiều cha mẹ không còn kiên nhẫn với một vạn câu hỏi “Vì sao?” của trẻ và mệt mỏi đưa ra kết luận “điều này như thế, vì cha (mẹ) nghĩ là thế” hoặc “không hỏi nhiều, tự nghĩ đi”, điều này có thể làm trẻ nhụt chí, giảm khả năng tìm tòi.
Thay vì dựa vào phản ứng “Vì tôi đã nói vậy”, hãy kiên nhẫn thêm lần nữa giải thích “Tại sao?” cho trẻ. Hãy cho phép con bạn đặt câu hỏi và trao đổi. Vì chúng là những đứa trẻ, nên thường đưa ra những lí luận nghe buồn cười, nhưng hãy cho phép và tạo cơ hội cho con giành chiến thắng trong vài cuộc tranh luận này. Điều này sẽ dạy cho con của bạn kỹ năng thương lượng, đó là một kỹ năng quan trọng cho một nhà lãnh đạo.
Các hoạt động nhóm giúp trẻ em hiểu cách phân cấp hoạt động, đặc biệt nếu các vai trò trong các nhóm này thay đổi. Tại các giờ học của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara mà chúng tôi quan sát, mỗi đứa trẻ có một lượt để lựa chọn các hoạt động cho lượt chơi của đội. Chúng tôi nghĩ rằng trẻ em có nhiều khả năng chọn một cái gì đó chúng cảm thấy mà chúng giỏi nhất. Theo chuyên gia Nguyễn Trọng Tiến – Cara: “Nếu chúng ta cho trẻ cơ hội làm việc nhóm đúng cách, mỗi đứa trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và mỗi đứa trẻ sẽ có cơ hội để giảng dạy. Các nhà lãnh đạo giỏi cần phải sẵn sàng học hỏi từ những người khác.”
Chúng ta đều biết rằng các nhà lãnh đạo học hỏi từ những tổn thất và áp dụng kiến thức đó vào nỗ lực tiếp theo của họ. Đây là cách họ đạt được sức mạnh và tạo dựng động lực. Khi con bạn thua thiệt, đừng để chúng phản ứng quá mức. Nói với chúng rằng không ai mà luôn chiến thắng hoặc không phải lúc nào chúng ta cũng dành hết lợi thế. Nếu chúng ta không chịu chấp nhận thua thiệt và gục ngã khi thất bại, chúng ta sẽ trở nên tầm thường và đó là cách kẻ thua cuộc làm.
Muốn rèn cho trẻ chấp nhận thua thiệt, cha mẹ không nên đòi hỏi sự hoàn mỹ, hoặc luôn tạo cho trẻ áp lực thông qua việc quá kì vọng. Điều này khó với các cha mẹ Việt, do nhiều người vẫn có xu hướng đánh giá trẻ thông qua thành tích học tập và điểm số, việc chạy đua điểm số dẫn đến việc trẻ có thói quen hiếu thắng, chạy đua thành tích và mỗi khi không đạt được kết quả tốt, trẻ dễ suy sụp, thậm chí có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Hãy cho con bạn khả năng tự lựa chọn, dù điều này có thể đôi khi làm cho chúng mắc lỗi. Nhiều cha mẹ Việt có thói quen luôn chỉ đạo mọi lúc, mọi nơi và đối với họ một đứa trẻ ngoan là “bảo gì làm đấy”. chính quan điểm này đã giết chết sự tự chủ của trẻ, biến trẻ thành cỗ máy nghe lời, sống ỉ lại, không dám làm việc gì khi không có sự chỉ đạo của người lớn…
Hãy cho con của bạn đưa ra các lựa chọn và giải quyết vấn đề. Bạn có thể lo lắng, nhưng đừng vội vàng can thiệp, mà hãy theo dõi, đưa ra chỉ dẫn khi được trẻ đề nghị giúp đỡ. Với những công việc đơn giản nhất như hãy để con bạn phải quét dọn và lau phòng khách, trẻ sẽ thấy rõ thứ tự mà những việc đó nên làm. Đôi khi, bạn nên để trẻ tự suy nghĩ cách lau nhà… và nếu con có làm lộn xộn, thì con tự tìm ra cách để giải quyết hậu quả. Cha mẹ đừng la mắng đứa trẻ, nên khuyến khích con tìm ra giải pháp cho vấn đề và xây dựng một chiến lược tốt hơn. Các nhà lãnh đạo cần có khả năng hoạch định chiến lược trong một thời gian. Đây là một kỹ năng cần phải học.
Các nhà lãnh đạo tự tìm ra động lực bên trong mình. Họ có thể xác định mục tiêu và tự lên kế hoạch để thực hiện. Do đó, để rèn luyện kĩ năng lãnh đạo cho trẻ, thay vì giúp con của bạn làm mọi thứ, hãy hạn chế sự trợ giúp. Cho con bạn biết thời gian thông qua một bảng thời khóa biểu. Cho con của bạn tự làm bữa ăn sáng, hoặc giặt quần áo của riêng mình. Sau một thời gian, tôi tin rằng trẻ sẽ bắt đầu chủ động và tạo ra thói quen để mọi thứ chạy trơn tru. Các nhà lãnh đạo cần phải có tư duy tổ chức và tư duy chuyển tiếp; và những kỹ năng này có thể được phát triển trong gia đình.
Trách nhiệm của cha mẹ
Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái và rèn cho chúng các đức tính đáng quý, những đức tính sẽ giúp chúng thành công khi trưởng thành. Vậy trách nhiệm lớn nhất của bạn với tư cách là cha mẹ thì nên chuẩn bị cho con của bạn về những gì cần có trong tương lai. Nếu các con càng được chuẩn bị kĩ, thì khi vào đời và bắt đầu cuộc sống, các con càng nhanh hòa nhập, tránh được nhiều rủi ro. Các con sẽ cảm ơn bạn đã giúp chúng trau dồi kỹ năng lãnh đạo ngay khi chúng đạt được công việc mơ ước của mình.
Tin liên quan
Tiết học an toàn với những đồ vật sắc nhọn của các bé khối Donal, Trường mầm non tư thục Sao Mai, tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình. “TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI ĐỒ VẬT SẮC NHỌN!” Để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn cho trẻ em, cần có những hoạt động...
Tiết học hoạt động sản phẩm sáng tạo theo chủ đề Lễ giáng sinh năm 2022 Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm. ...
Tiết học kỹ năng diễn xuất của các bé lớp 4 tuổi_ Trường mầm non Tân Hòa B_ thành phố Hòa Bình "KHÔNG THỂ RỜI MẮT TRƯỚC NHỮNG BIỂU CẢM VÔ CÙNG ĐÁNG YÊU CỦA CÁC BÉ!" Một tuần học nữa lại trôi qua thật là nhanh phải không nào? Tuần học vừa qua các bạn lớp 4 tuổi,...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể lớp 3 tuổi A_Trường mầm non Quỳnh Lâm_ thành phố Hòa Bình Hầu hết trẻ đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, có nghĩa là không tự ý thức được. Bởi vậy mà, trong cuộc sống đôi khi sẽ gây nên một số những hạn chế...
Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 4 tuổi Trường mầm non Phương Lâm_thành phố Hòa Bình Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng những cử chỉ, hành động thay cho lời nói, diễn đạt chẳng hạn như: một cái gật đầu,...
Các bé lớp 3 tuổi đang thể hiện màn đi catwalk rất chuyên nghiệp và tự tin. Làm sao để giúp bé tự tin trước đám đông và thể hiện hết tài năng của bản thân? Làm sao để các bé luôn vui vẻ và hào hứng trong các tiết học Kỹ năng sống? Mỗi tuần một chủ đề khác nhau, đa dạng...
Bình luận của bạn
Video hoạt động
Hộp nhạc của bé
Truyện cổ tích