superkids hòa bình

Tại sao con không cần chia sẻ đồ chơi với bạn

Hỗ trợ trực tuyến

  Click view

mrs. Bàn Lan

Phone : 0343388133

Mrs.Nhàn Lê

Phone : 0944 262 316

HOTLINE : 0944262316

Tại sao con không cần chia sẻ đồ chơi với bạn

Tại sao con không cần chia sẻ đồ chơi với bạn


Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn?

Một trong những nguyên tắc của “dạy con từ thuở còn thơ” đó là dạy các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi ở đó, tất cả các bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.

Nhưng dạy cách chia sẻ có lẽ không nên là mục tiêu của việc giáo dục trẻ. Hiện nay đang có xu hướng các bậc cha mẹ không nên dạy con cách chia sẻ. Dưới đây là những lý do cho thấy bố mẹ không nên ép con chia sẻ đồ chơi với các bạn:

Đừng dạy bé phải chia sẻ đồ chơi

“Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài học mong muốn.” - Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách vừa ra mắt mang tên “Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận”, cho biết.

“Đồng ý rằng mục đích ở đây là để trẻ sau này trở nên hào phóng, có khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người khác. Trong môi trường giáo dục khi còn thơ bé, trẻ được học tập cách có thể đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Chúng ta chắc hẳn không muốn các bé cảm thấy mình nên ngừng những gì đang làm để “đưa” cái gì đó cho một bé khác chỉ vì bé đó yêu cầu thế.” – Bà nói thêm.

Theo Tiến sĩ Markham, thay vì dạy bé cách lên tiếng cho bản thân mình, việc ép buộc các bé phải chia sẻ với nhau sẽ dạy các bé những điều tiêu cực như sau:

- Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai đó khác đang sở hữu nó

- Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào

- Anh chị em của mình và mình phải liên tục “chiến tranh” để có được những gì chúng ta muốn. Mình không thích anh/chị/đứa em mình tý nào

- Mình nghĩ rằng mình cũng tham lam, nhưng đó là do mình buộc phải như thế để được những gì mình xứng đáng được hưởng

- Mình nên “chơi cái này thật nhanh” bởi vì mình cũng chẳng sở hữu được thứ đồ chơi này lâu

- Mình đã chiến thắng! Nhưng ngay sau đó mình lại mất nó thôi. Mình nên phản đối ầm ĩ khi hết lượt chơi để sở hữu thêm nó dù chỉ vài phút. Và sau đó mình lại bắt đầu phản đối lại ngay khi đến lượt anh chị em mình. Nếu mình làm bố mẹ đau đầu được, mình sẽ có thêm thời gian với các món đồ chơi.

Các bậc phụ huynh vẫn thường giải quyết những vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép trẻ chia sẻ đồ chơi cho nhau. Ảnh minh họa

Các bậc phụ huynh vẫn thường giải quyết những vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép trẻ chia sẻ đồ chơi cho nhau. Ảnh minh họa

Thay vào đó hãy đưa ra cho bé cách giải quyết:

Vậy thì, bé cần được dạy những gì? Tiến sĩ Markham cho biết các bé cần phải được cung cấp cách thức để xử lý các tình huống. “Bé cần phải nhận thấy cả bé và những đứa trẻ khác đều có lượt sử dụng đồ chơi, và chúng ta bảo đảm là ai cũng có lượt.” cô nói. “Và khi ai đó có đồ chơi mà bé rất thích, bé có thể kiểm soát sự kích động của mình để không giật lấy món đồ đó, thay vào đó sẽ sử dụng lý lẽ của mình để tìm ra sự sắp xếp hợp lý sao cho bé có thể sử dụng các món đồ đó trong tương lai. “

“Cách giải quyết thông thường là ép bé phải chia sẻ sẽ làm giảm khả năng nhún nhường của trẻ, cũng như khiến các mối quan hệ anh chị em trở nên xấu đi bằng cách tạo ra sự cạnh tranh liên tục.” – Tiến sĩ Markham giải thích. “Trẻ cũng không được học cách sống hào phóng khi đã đủ đầy và muốn chia sẻ cho người khác.”

Vậy thì, một phụ huynh hoặc một nhà giáo dục cần làm gì?

“Tôi khuyến khích các bé tự chia lượt, bé sẽ tự quyết định sử dụng đồ chơi trong bao lâu nên bé sẽ cảm thấy hoàn toàn vui vẻ với món đồ chơi, và sau đó có thể cho các bé khác mượn với một trái tim rộng mở.” -Tiến sĩ Markham nói. Bà tin rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác hài lòng với việc ai đó hạnh phúc và cuối cùng là dạy cho bé về sự hào hiệp. Thay vì những bài học tiêu cực, bà cho rằng trải nghiệm đó mang tính giáo dục cao hơn, dạy cho trẻ những điều tốt đẹp hơn:

- Mình có thể yêu cầu những gì mình muốn. Đôi khi tới lượt mình sớm, và đôi khi mình phải chờ đợi.

- Khóc lóc cũng được thôi, nhưng cũng không có nghĩa là mình sẽ nhận được các món đồ chơi.

- Mình không có tất cả mọi thứ mình muốn, nhưng thứ mình nhận được còn tốt hơn. Bố mẹ mình luôn thấu hiểu và giúp đỡ mình khi mình buồn.

- Sau khi khóc, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

- Thay vì đòi món đồ người khác đang có, mình có thể sử dụng đồ chơi khác và chơi rất vui. Chờ đợi cũng giúp mình có món đồ chơi hay hơn.

- Mình không cần khóc lóc mè nheo khiến cha mẹ của mình phải đi thuyết phục người khác cho mình mượn. Ai cũng phải chờ đến lượt mình, chỉ là tới lượt sớm hay muộn thôi.

- Mình thích cảm giác khi anh chị em của mình đem cho mình những món đồ chơi. Mình thích anh ấy/chị ấy/em ấy.

- Mình có thể sử dụng một món đồ chơi đến khi nào mình muốn; không ai sẽ bắt mình đưa nó cho anh chị em của mình vào một thời điểm được dặn trước. Khi mình chơi xong đồ chơi và đưa cho anh chị em của mình, mình cảm thấy rất vui – Mình muốn cho anh ấy/chị ấy/em ấy được chơi một lượt. Mình là một người hào phóng.

Kết quả cuối cùng bé học cách làm một người biết kiên nhẫn, đồng cảm và được trang bị tốt hơn để có thể xử lý các tình huống lớn hơn trong tương lai.

Theo Trí thức trẻ


Tin liên quan

TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI NHỮNG ĐỒ VẬT SẮC NHỌN

Tiết học an toàn với những đồ vật sắc nhọn của các bé khối Donal, Trường mầm non tư thục Sao Mai, tp. Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình. “TIẾT HỌC KỸ NĂNG AN TOÀN VỚI ĐỒ VẬT SẮC NHỌN!” Để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn cho trẻ em, cần có những hoạt động...

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ NGÀY LỄ GIÁNG SINH NĂM 2022

  Tiết học hoạt động sản phẩm sáng tạo theo chủ đề Lễ giáng sinh năm 2022    Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm.      ...

TIẾT HỌC KỸ NĂNG DIẾN XUẤT LỚP 4 TUỔI_ TRƯỜNG MÀM NON TÂN HÒA B_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH_ TỈNH HÒA BÌNH

Tiết học kỹ năng diễn xuất của các bé lớp 4 tuổi_ Trường mầm non Tân Hòa B_ thành phố Hòa Bình "KHÔNG THỂ RỜI MẮT TRƯỚC NHỮNG BIỂU CẢM VÔ CÙNG ĐÁNG YÊU CỦA CÁC BÉ!"      Một tuần học nữa lại trôi qua thật là nhanh phải không nào? Tuần học vừa qua các bạn lớp 4 tuổi,...

TIẾT HỌC KỸ NĂNG GIẢI PHÓNG NGÔN NGỮ HÌNH THỂ LỚP 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH LÂM

Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể lớp 3 tuổi A_Trường mầm non Quỳnh Lâm_ thành phố Hòa Bình    Hầu hết trẻ đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, có nghĩa là không tự ý thức được. Bởi vậy mà, trong cuộc sống đôi khi sẽ gây nên một số những hạn chế...

TIẾT HỌC GIẢI PHÓNG NGÔN NGỨ HÌNH THỂ( TIẾT 1) LỚP 4 TUỐI TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG LÂM_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

Tiết học kỹ năng giải phóng ngôn ngữ hình thể( tiết 1) lớp 4 tuổi Trường mầm non Phương Lâm_thành phố Hòa Bình Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng những cử chỉ, hành động thay cho lời nói, diễn đạt chẳng hạn như: một cái gật đầu,...

MÀN THI CATRWALK CỦA CÁC BÉ 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG LÂM_ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH!

Các bé lớp 3 tuổi đang thể hiện màn đi catwalk rất chuyên nghiệp và tự tin.     Làm sao để giúp bé tự tin trước đám đông và thể hiện hết tài năng của bản thân? Làm sao để các bé luôn vui vẻ và hào hứng trong các tiết học Kỹ năng sống?  Mỗi tuần một chủ đề khác nhau, đa dạng...

Bình luận của bạn

Video hoạt động

  • CHUYÊN ĐỀ: SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG BÌ -KIM BÔI
  • Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ của các trường huyện Kim Bôi
  • Video giới thiệu Gaia
  • Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục ở thế kì 21, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, bộ giáo dục đào tạo cũng như sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, về việc chú trọng đẩy mạnh giáo dục kí năng sống cho học sinh, công ty tnhh ứng dụng công ng
  • SUPERKIDS] Khóa học Nghệ thuật truyền cảm hứng - Khối tiểu học thành phố Hòa Bình
  • Kỹ năng sống cho bé - Cách thoát thân khi bị dàn cảnh bắt cóc ngoài đường
  • Giáo Dục Mầm Non | Che Miệng Khi No, Ngáp, Hắt Hơi
  • Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Cơ Thể Người
  • Giáo Dục Mầm Non | Không Chơi Những Vật Có Thể Gây Nguy Hiểm
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Biết Kêu Cứu Chạy Khỏi Nơi Nguy Hiểm
  • Giáo Dục Lễ Giáo - Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
  • Kỹ năng sống mầm non - Giữ Trật Tự Nơi Công Cộng
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Lịch Sự Khi Đến Nhà Người Khác
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định - Giáo Dục Mầm Non
  • Kỹ năng sống cho trẻ | Kỹ năng sinh tồn | Làm gì khi đi lạc?
  • Trò chơi "thăng bằng" cùng học sinh trường TH&THCS Tân Hòa
  • Cùng khởi động với các bạn học sinh trường TH&THCS Tân Hòa nào!
  • Không Đi Theo Hay Nhận Quà Của Người Lạ
  • Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục (Phần 2)

Hộp nhạc của bé

  • Bống Bống Bang Bang - Bé Bào Ngư
  • Chú Bộ Đội - Nhạc Thiếu Nhi Có Lời
  • Baby shark | PINKFONG Songs for Children
  • Thỏ Đi Tắm Nắng - Kìa Con Bướm Vàng - Nhạc Thiếu Nhi Mẹ Ơi Tại Sao

Truyện cổ tích

  • Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé lọ lem - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé bán diêm - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Thánh Gióng | Hoạt Hình Thánh Gióng Việt Nam
  • Nàng Tiên Ốc - Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Sự tích cây Vú Sữa | Chuyện cổ tích sự tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Tấm Cám - Cổ tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Sọ Dừa - Cổ tích Việt Nam
  • Truyện thằng Bờm có cái quạt mo | Kể Bé Nghe Truyện Cổ tích Việt Nam