superkids hòa bình
Tập hợp trò chơi nhỏ trong sinh hoạt tập thể
1. Trò chơi “Tập làm người Ấn Độ”
+ Trước tiên người quản trò giới thiệu cho mọi người biết về sự khác biệt giữa người Ấn độ và các nơi khác: khi đồng ý thì bạn sẽ nói “đồng ý” và gật đầu, còn ngược lại thì nói “không đồng ý” và lắc đầu. Nhưng người ấn độ sẽ nói “đồng ý” và lắc đâù – “không đồng ý” và gật đầu.
+ Giao luật chơi rõ ràng trước là người chơi phải trả lời sự thật, trả lời bằng tiếng và hành động cùng một lúc => tất nhiên theo người Ấn Độ.
+ Quản trò bắt đầu trò chơi với những câu nói vui và bất chợt hỏi 1 người trong nhóm nào đó, hỏi các nhóm cùng lúc hoặc nhóm nào đó để trả lời.
2. Trò chơi “Tiếng hát từ trái tim”
+ Quản trò bắt một bài hát mà tất cả mọi người thuộc nhất. Giới thiệu luật chơi: khi quản trò xòe bàn tay có nghĩa là mọi người hát rõ và to, nhưng khi quản trò nắm bàn tay lại thì mọi người vẫn hát nhưng không được phát ra tiếng (kể cả uh, à, ì .. cũng không được), không được nhấp môi … nói chung là hát bằng con tim thôi. Khi quản trò mở tay ở lúc nào thì người chơi phải hát tiếp tục bái hát ở lúc đó
+ Vd, (Xòe tay)Anh em ta về (nắm tay)cùng nhau ta (xòe tay)sum họp này … 12345 => không được phát ra âm thanh lúc đến khúc hát “cùng nhau ta”
+ Các bạn có thể nâng cấp bằng cách chỉ tay về nhóm nào nhóm đó thực hiện, hoặc chơi bằng 2 tay với mỗi tay mỗi bên.
3. Trò chơi “Câu hát – đứt đuôi”
+ Quản trò bắt một bài hát phổ biến hoặc một bài hát mới nhưng ngắn và hướng dẫn cho mọi người thuộc. Thông báo cách chơi: Bài hát có bao nhiêu câu sẽ thực hiện bấy nhiêu lần, sau mỗi lần hát hết bài sẽ tăng mức độ lên cao hơn nữa. Ở mỗi mức độ sẽ bỏ từng chữ một ở cuối câu hát.
+ Vd, Bài hát “Cả nhà thương nhau”
L1: Ba thương con thì con giống mẹ, mẹ thương con thì con giống ba, cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười.
L2: Ba thương con thì con giống…, mẹ thương con thì con giống…, cả nhà ta cùng thương yêu…, xa là nhớ gặp nhau là….
L3: bỏ 2 chữ cuối mỗi câu, cứ như vậy đội nào hát lâu hơn sẽ thắng …
4. Trò chơi “Câu hò quê hương”
+ Ở mỗi miền có một câu hò đặc trưng riêng như:
– Hò ho ơ … Trên trời có đám mấy xanh … Ở giữa mây trắng … hò ho ơ … ở giữa mây trắng … xung quanh mây vàng …
– Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ … hò lơ hó lơ … Trên trời có đám mây xanh … a li mà hò lờ … ở giữa mây trắng … a li hò lơ … xung quanh mây vàng … Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ … hò lơ hó lơ
– Trời mưa… dô ta … thì mặc trời mưa… dô ta … nhưng mà mưa quá … dô ta … thì ta đi dù … dô hò dô hò là hò dô ta dô ta
+ Tùy theo từng cách hò mà bạn yêu cầu các nhóm hát đối nhau.
5. Trò chơi “Giao lưu 3 miền”
+ Ở mỗi miền có một cách gọi khác nhau nên đây là trò chơi giúp cho các miền được gần lại với nhau, cũng là cách cho người chơi hiểu hơn về các miền.
+ Cách hô như sau: “Ở quê tôi, cái … gọi là … cái …”
+ Hai đội hô cho đến khi bất phân thắng bại thì thôi
+ Vd, ở quê tôi cái muỗng gọi là cái môi
ở quê tôi con heo gọi là con lợn
+ Chú ý là cách gọi địa phương chứ không phải giọng nói địa phương như “hà nội” gọi là “hà lội” là không chấp nhận
6. Trò chơi “Bà Ba – Bác Bảy”
+ Trò chơi đấu hai bên. Mỗi bên được chọn 1 tên: Bác Bảy hoặc bà Ba
+ Cách hô: “Bà ba b… Bác bảy” – “Bác bảy b… bà ba”
+ Vd, “Bà ba bợ bác bảy” -> trả lời lại “bác bảy binh bà ba”
+ Chú ý phải chèn vào chữ có vần b ở đầu để hợp câu
7. Trò chơi “Lục Vân Tiên”
+ Trò chơi đấu 2 bên. Mỗi bên chọn hướng đi ra hoặc đi vô(có thể đổi đi vào tùy miền)
+ Cách hô: “Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải cái …a cõng mẹ đi vô (vào)”
=> trả lời “Vân Tiên cõng mẹ đi vô (vào) gặp phải cái …ô(ào) cõng mẹ đi ra”
+ Vd, Vân Tiên cõng mẹ đi vô gặp phải gà cồ cõng mẹ đi ra – Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải mác – xa cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vào gặp phải bồ cào cõng mẹ đi ra – Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải con ma cõng mẹ đi vào.
8. Trò chơi “Tìm động vật”
+ Quản trò chia làm 3 vùng “Bầu trời, Mặt Đất, Dưới Biển”. Khi nhắc đến vùng nào thì các nhóm phải đọc ngay tên của một động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi không được đọc lại, tên độc vật phải rõ ràng như chim gì? cá gì ?
+ Quản trò có thể gọi tắc là “Trời, Đất, Biển” để đẩy trò chơi lên nhanh hơn
+ Vd, Trời => quạ, Đất => Bò, Biển => cá ngựa
9. Trò chơi “Người Việt biết hàng Việt”
+ Tương tự trò chơi ở trên nhưng lần naỳ là quản trò đọc tên một loại sản phẩm hoặc khoanh vùng sản phẩm để các nhóm đọc tên các nhãn hiệu hàng việt Nam về sản phẩm đó mà mọi người phải biết. Khi thấy hai bên đã nêu ra quá nhiều nhãn hiệu thì quản trò sẽ đổi sản phẩm khác
+ Vd, Giày => Bitis, Bitas, …
Rượu => Nam Vang, Vang Đà Lạt, Bầu Đá Bình Định, …
+ Yêu cầu của người quản trò khi tổ chức trò chơi này phải có vốn kiến thức thật sự phong phú để xử lý các tình huống kiện tụng.
10.TRÒ CHƠI ” ĐÁNH TRỐNG LÃNG “
Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu “yes-no”, dễ “dính” lắm. )
Ví dụ:
QT: “Bạn ăn cơm chưa?”
DV: “Chưa” hoặc “rồi” là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
——> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: “Bồ tui có ở nhà.”, “Hôm nay trời đẹp.”….
11. Trò chơi “DỘI BOM”
Mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác…
Cao – Thấp – Dài – Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
————————————————————————-
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Múa hình tượng
* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân)
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng
** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài
Tin mật
* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân
Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng
Suy Luận
Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói)
Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.
** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội
———————————
Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm
———————————–
Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi
Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình
Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
————————————————–
Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
———————————————————
Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
– Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
————————————————————
Hát đếm số* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
———————————————
Tôi bảo
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi:
– Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
– Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
Thụt – Thò
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
————————————————–
Mưa rơi
* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt
Nguồn: Sưu tầm
Tin liên quan
Tuyển sinh các lớp MC nhí tài năng nâng cao cho các nhỏ từ 3- 18 tuổi. KHAI GIẢNG LỚP MC NHÍ TÀI NĂNG NÂNG CAO DÀNH CHO CÁC BÉ TỪ 3- 18 TUỔI! Đáp ứng lại sự mong đợi của các bậc phụ huynh! Trung tâm phát triển tài năng Superkids Việt Nam mở các lớp MC nhí tài...
Kỹ năng dẫn chương trình là một trong những kỹ năng làm việc tương đối quan trọng mà bạn nên biết, đặc biệt những kỹ năng dẫn chương trình này giúp cho bạn hoàn thiện bản thân tốt hơn, nâng cao kỹ năng bản thân và giúp bạn tự tin hơn trước đám đông. Dưới đây là một...
Chào hè 2019, Trung tâm Supekids khai giảng các khóa học hè dành cho các bạn HS từ 5 đến 13 tuổi.
Tưng bừng khai giảng khóa học MC nhí tài năng 2019 tại Trung tâm phát triển tài năng Superkids Việt Nam.
Khi nạn bắt cóc trẻ em đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết như hiện nay, những kỹ năng tự vệ này là điều cha mẹ nào cũng cần trang bị cho con.
Các bậc cha mẹ luôn để mắt và cố bảo vệ con trẻ mọi lúc mọi nơi, nhưng cuộc sống luôn bận rộn rồi sẽ có lúc khiến bạn sao nhãng. Cách tốt nhất bảo vệ con trẻ là dạy chúng những kỹ năng sinh tồn cần thiết. Hãy tham khảo những kỹ năng dưới đây cha mẹ nhé...
Bình luận của bạn
Video hoạt động
Hộp nhạc của bé
Truyện cổ tích