superkids hòa bình

Chuyên đề Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ tại trường mầm non Phương Lâm

Hỗ trợ trực tuyến

  Click view

mrs. Bàn Lan

Phone : 0343388133

Mrs.Nhàn Lê

Phone : 0944 262 316

HOTLINE : 0944262316

Chuyên đề Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ tại trường mầm non Phương Lâm

Mùa hè là thời điểm số vụ tai nạn đuối nước trẻ em gia tăng do trẻ em bước vào kỳ nghỉ hè vì vậy các gia đình cần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ nhỏ. Như chúng ta đã biết liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, đối tượng chính là các em nhỏ. Những con số thống kê về tình trạng đuối nước ở trẻ em trong thời gian vừa qua đã dấy lên hồi chuông về sự cần thiết có những biện pháp phòng tránh đuối nước kịp thời.
Để giúp các em nhỏ có thể tự bảo vệ bản thân mình tránh những tai nạn thương tích không đáng có thì vừa qua Trung tâm Superkids phối hợp cùng với trường mầm non Phương Lâm tại Tỉnh Hòa Bình thực hiện chuyên đề kỹ năng sống miễn phí cho các em nhỏ học sinh với chủ đề "Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ nhỏ".

 

Nguyên nhân gây đuối nước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.

Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.

Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.

        

Các biện pháp phòng tránh đuối nước

Để phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ vào mùa hè, các bậc cha mẹ, thầy cô cần có những biện pháp:

  1. Cần đảm bảo sức khỏe con em mình có đảm bảo để có thể tham gia hoạt động bơi lội hay không? Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, không phải trẻ em nào cũng có thể học bơi. Ví dụ như những em nhỏ mắc các bệnh hen phế quản; bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn; viêm da dị ứng…không nên xuống nước vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.
  2. Bên cạnh đó, để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là dậy trẻ biết bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi…Tuy nhiên, hiện nay việc dạy bơi cho trẻ chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, tình trạng thiếu bể bơi, thiếu kỹ thuật bơi căn bản cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy trẻ kỹ năng này. Vì vậy, một giải pháp đó là các nhà trường có thể dạy kỹ năng bơi cho trẻ tại trường học như một chương trình bắt buộc.
  3.         Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.
  4. Đối với các bể bơi, cần lưu ý các em chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi trẻ đi bơi cần phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
  1. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
  2. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
  3. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.
  4. Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu mối chịu tránh nhiệm mỗi khi có tai nạn xảy ra… từ đó có các chế tài hợp lý.
  5. Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
  6. Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.

Cô giáo cũng đã hướng dẫn cho các bạn nhỏ các cách để từ chối khi bạn của mình rủ mình đi chơi ở những nơi ao hồ, sông, suối, ... ngoài ra cô giáo cũng đưa ra tình huống để các bạn nhỏ xử lý khi bạn mình rủ mình đi chơi đá bóng ngoài sông với câu từ chối: "Không! tớ không đi đâu ở đó nguy hiểm lắm". Các bạn nhỏ rất tập trung để thực hành.








 


Tin liên quan

CHUYÊN ĐỀ "SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ" TẠI TRƯỜNG TH&THCS NGÒI HOA – HUYỆN TÂN LẠC

Trường TH&THCS Ngòi Hoa luôn chú trọng giáo dục các em học sinh về giá trị đạo đức, đặc biệt là lòng biết ơn đối với cha mẹ. Ngày 29/11/2024 Trường đã phối hợp với SuperKids tổ chức chương trình chuyên đề "Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ" với mục đích giáo dục và...

CHUYÊN ĐỀ "KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ" TẠI TRƯỜNG THCS KỲ SƠN – TP HÒA BÌNH

Sáng ngày 28/11/2024, Superkids phối hợp với trường THCS Kỳ Sơn, Hòa Bình đã tổ chức thành công chuyên đề “Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả” nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức tổ chức thời gian, xây dựng kỹ năng học tập và phát triển bản thân. Chương trình có sự tham gia...

"CHUYÊN ĐỀ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO!" TRƯỜNGTH&THCS QUY HẬU, HUYỆN TÂN LẠC

Diễn giả Thu Hà tặng bó hoa tươi thăm tới Hiệu trưởng trường TH&THCS Quy Hậu

CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ CẢM XÚC TẠI TRƯỜNG TH&THCS MỸ HÒA HUYỆN TÂN LẠC

Diễn giả Thu Hà và các học sinh trường TH&THCS Mỹ Hòa "CHUYÊN ĐỀ "QUẢN LÝ CẢM XÚC" Trường TH & THCS Mỹ Hòa huyện Tân Lạc Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúchọc sinh học tập. Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy học tập có...

CHUYÊN ĐỀ HÃY YÊU THƯƠNG CHA MẸ KHI CHÚNG TA CÒN CÓ THỂ TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HUYỆN TÂN LẠC

            Hình ảnh BGH và phụ huynh nhà trường THCS Kim Đồng huyện Tân Lạc HÃY YÊU THƯƠNG CHA MẸ KHI CHÚNG TA CÒN CÓ THỂ! Trường THCS Kim Đồng huyện TÂN LẠC  Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc phối hợp với Trung tâm phát triển...

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ GIÁO DỤC THCS HUYỆN KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH

Trung tâm phát triển tài năng Superkids trao tặng quà cho các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 2023- 2024 tại huyện Kim Bôi,tỉnh Hòa Bình. "TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG SUPERKIDS TRAO QUÀ CHO CÁC EM HỌC SINH CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC...

Bình luận của bạn

Video hoạt động

  • CHUYÊN ĐỀ: SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG BÌ -KIM BÔI
  • Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ của các trường huyện Kim Bôi
  • Video giới thiệu Gaia
  • Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục ở thế kì 21, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, bộ giáo dục đào tạo cũng như sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, về việc chú trọng đẩy mạnh giáo dục kí năng sống cho học sinh, công ty tnhh ứng dụng công ng
  • SUPERKIDS] Khóa học Nghệ thuật truyền cảm hứng - Khối tiểu học thành phố Hòa Bình
  • Kỹ năng sống cho bé - Cách thoát thân khi bị dàn cảnh bắt cóc ngoài đường
  • Giáo Dục Mầm Non | Che Miệng Khi No, Ngáp, Hắt Hơi
  • Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Cơ Thể Người
  • Giáo Dục Mầm Non | Không Chơi Những Vật Có Thể Gây Nguy Hiểm
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Biết Kêu Cứu Chạy Khỏi Nơi Nguy Hiểm
  • Giáo Dục Lễ Giáo - Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
  • Kỹ năng sống mầm non - Giữ Trật Tự Nơi Công Cộng
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Lịch Sự Khi Đến Nhà Người Khác
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định - Giáo Dục Mầm Non
  • Kỹ năng sống cho trẻ | Kỹ năng sinh tồn | Làm gì khi đi lạc?
  • Trò chơi "thăng bằng" cùng học sinh trường TH&THCS Tân Hòa
  • Cùng khởi động với các bạn học sinh trường TH&THCS Tân Hòa nào!
  • Không Đi Theo Hay Nhận Quà Của Người Lạ
  • Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục (Phần 2)

Hộp nhạc của bé

  • Bống Bống Bang Bang - Bé Bào Ngư
  • Chú Bộ Đội - Nhạc Thiếu Nhi Có Lời
  • Baby shark | PINKFONG Songs for Children
  • Thỏ Đi Tắm Nắng - Kìa Con Bướm Vàng - Nhạc Thiếu Nhi Mẹ Ơi Tại Sao

Truyện cổ tích

  • Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé lọ lem - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé bán diêm - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Thánh Gióng | Hoạt Hình Thánh Gióng Việt Nam
  • Nàng Tiên Ốc - Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Sự tích cây Vú Sữa | Chuyện cổ tích sự tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Tấm Cám - Cổ tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Sọ Dừa - Cổ tích Việt Nam
  • Truyện thằng Bờm có cái quạt mo | Kể Bé Nghe Truyện Cổ tích Việt Nam