- GV: Chai không mở nắp, muốn đổ nước vào GV dùng vật nhọn chọc rách cái chai để tạo
ra chỗ có thể đổ nước vào.
Kết quả: Chai đã đựng được nước nhưng lại bị rách, không còn nguyên vẹn.
Thầy cô đã rút ra được bài học sau trò chơi đổ nước vào chai là:
+ Chúng ta cần mở lòng để đón nhận mọi thứ tốt đẹp xung quanh ta.
+ Mục đích của chúng ta là làm việc tốt, trao giá trị nhưng không thể chỉ vì để đạt được
mục đích mà dùng mọi cách thậm chí làm tổn thương người khác. Nếu như vậy, mục đích
thiện chí tốt đẹp ban đầu sẽ không còn tốt đẹp nữa.
+ Dạy học cũng là công việc tốt, thầy cô muốn trao giá trị cho học sinh, để các em đón
nhận những điều tốt đẹp nhất, trang bị cho các em hành trang để vững bước vào đời. Thế
nhưng chúng ta không được làm tổn thương học sinh. Nếu gò bó, khiên cưỡng, ép buộc thì
chúng ta cũng không thể nhồi nhét được kiến thức vào đầu các em, mà ngược lại chỉ là tinh
thần của trẻ trở nên hoảng loạn, tạo tâm lí bất mãn và chống đối. Điều 1 người giáo viên
tuyệt vời làm được đó là từ từ mở nắp giúp HS, khiến các em mở lòng, yêu quý GV, đón nhận
những điều GV trao gửi một cách tự nguyện, thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc nhất.
Hai thầy giáo đã xung phong lên chơi trò chơi đầu tiên
Các cô giáo cũng lên chơi HiFi rất nhiệt tình.
2. Hoạt động trải nghiệm "hứng nước".
Mỗi thầy cô sẽ cầm 1 cốc nước. Yêu cầu đưa ra là, 2 thầy cô sẽ làm cách nào đó để lượng
nước cả hai cốc hứng được là nhiều nhất. Thầy cô tùy ý sắp xếp cốc, tùy ý di chuyển, làm
cách nào cũng được miễn là hứng được nhiều nước nhất.
- Tiến hành: HS sẽ đứng cầm cốc đặt lên nhau (tùy ý), GV đổ nước vào cốc và đổ ra ngoài,
đổ xung quanh người HS.
Kết quả: Lượng nước hứng được của HS không được như dự tính và còn bị làm ướt.
Qua trải nghiệm hứng nước thầy cô rút ra được bài học là:
+ Học cách khoan dung, hoan hỉ, mở lòng với những điều khiến mình khó chịu.
+ Học cách chấp nhận những bất ngờ trong cuộc sống mang lại, không phải lúc nào mọi việc
cũng xảy ra đúng như mình dự định.
+ GV là người có nước, là người cho nước, hay GV chính là người có kinh nghiệm, có kiến
thức còn HS là người nhận, là người cần nước, cần kiến thức. Chính vì thế những người cần
phải đi tìm những người có điều mà mình đang tìm, đang cần, đang muốn. Và để tìm được,
có được điều mình mong muốn thì chúng ta không thể ngồi không chờ đợi người đó đem đến
cho mình, mà chính chúng ta sẽ phải chủ động đi tìm.
Bài học cốt yếu ở đây chính là sự chủ động.
Người chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được
tình thế. Khi có vấn đề hay khó khăn xảy ra họ sẽ nhìn nhận chính bản thân mình và tìm
cách để vượt qua.
Người thụ động thì khác. Họ suy nghĩ, hành động lệ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh, bị
tình thế tác động. Khi có vấn đề xảy ra thì họ có xu hướng đổ lỗi cho xung quanh để cảm
thấy an tâm rằng mình không có lỗi cho những gì đã xảy ra.
Và để trở thành người chủ động chúng ta cần:
+ Chủ động, tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội
+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng
+ Chủ động thay đổi con người
+ Xây dựng một kế hoạch công việc rõ ràng.
+ Tự tin trong mọi tình huống.
+ Thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển.
+ Không quay đầu lại trước khó khăn.
+ Quyết đoán trong suy nghĩ và hành động
+ Có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi.
Có sự chủ động thì thành công đến với chúng ta sẽ là điều tất yếu.
Hai cô giáo rất xinh gái đã lên tham gia hoạt động trải nghiệm" hứng nước"
3. Hoạt động “Làm quen”
- Yêu cầu các GV cầm điện thoại đi làm quen với các thành viên trong hội trường, chụp lại các bức
ảnh cùng các thành viên mình làm quen được.
- Thời gian cho hoạt động là 3 phút.
*** Bài học: Phải chủ động làm quen, kết bạn. Thái độ vui vẻ, niềm nở, thân thiện.
Phải học cách chủ động đi tìm kiến thức, chủ động tìm sự giúp đỡ, chủ động trong mọi việc.
Và bây giờ sẽ là một hoạt động rất vui và ý nghĩa vừa để thầy cô thể hiện được sự chủ
động của bản thân mình vừa là dịp để mỗi người trong chúng ta có thêm được những người