Kỹ năng mềm: Kỹ năng xác định mục tiêu
Ngày đăng: 23/08/2019 16:10
Con người khác với các loài động vật khác ở chỗ: con người có ý thức, do vậy trước khi hành động con người đều ý thức được hành động đó là gì, con người biết mình sống, làm việc vì cái gì? Do cái gì thúc đẩy? Và dự kiến trước cuộc đời mình sẽ đi đến đâu? Vì vậy, trong từng công việc, từng giai đoạn cuộc đời, con người đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là cái đích mà ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc về một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, thái độ hoặc hành vi.
Kỹ năng đặt mục tiêu
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống, cũng như lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó.
Mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn như trong ngày, trong tuần gọi là mục tiêu ngắn hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong một thời gian dài như tháng, quý, năm gọi là mục tiêu trung hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian nhiều năm gọi là mục tiêu dài hạn, mục tiêu mang tính chiến lược.
Kỹ năng đặt mục tiêu giúp con người sống có mục đích, có kế hoạch. Con người sống có mục tiêu là người biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa. Còn ai sống không có mục tiêu, sống tùy tiện, sống theo kiểu “nước chảy bèo trôi” thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống.
Căn cứ để xác định mục tiêu:
- Những nhu cầu, mong muốn của bản thân
- Khả năng, ý chí quyết tâm của bản thân (điểm mạnh, hạn chế)
- Xác định thời gian
- Điều kiện khách quan (thuận lợi, khó khăn) để hiện thực hóa mục tiêu
- Những cơ hội để thực hiện mục tiêu, nếu biết chớp cơ hội có thể dễ dàng đạt mục tiêu.
- Những thách thức đòi hỏi phải vượt qua
Cần cân nhắc các yếu tố trên, yếu tố nào có thể khắc phục để đạt mục tiêu, yếu tố nào không thể khắc phục mà lại giữ vai trò quyết định, đôi khi cá nhân phải từ bỏ mục tiêu ban đầu để xác định một mục tiêu mới nếu thấy không có khả năng thực hiện hoặc có thể thu nhỏ phạm vi để mục tiêu có tính hiện thực.
Để mục tiêu có tính hiện thực cần phải lập kế hoạch thực hiện mục tiêu, xem đâu là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ đó quyết tâm thực hiện kế hoạch đặt ra.
Các bước thực hiện mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu khái quát - mục tiêu cụ thể: trả lời câu hỏi “ Để làm gì”
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu: Cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- Để đạt được mục tiêu cần phải làm những việc gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau?
- Từng việc được thực hiện như thế nào?Trong thời gian bao lâu?
- Có những cách nào để thực hiện? Điều kiện cần và đủ là gì?
- Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn đó xảy ra thì có cách nào để giải quyết?
- Kết quả cần đạt được là gì?
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm
Muốn mục tiêu thành công, cần chú ý các yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải được thực hiện bằng ngôn từ cụ thể, khi viết mục tiêu tránh sử dụng từ chung chung
- Mục tiêu có thể lượng hóa để giúp đánh giá hiệu quả
- Mục tiêu có tính vừa sức, lần đầu tiên nên đặt mục tiêu nhỏ để dễ đạt được, tạo cảm xúc tích cực cho những lần sau.
- Khi xác định mục tiêu cần đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu
- Xác định rõ thuận lợi, khó khăn, những địa chỉ cụ thể cần sự trợ giúp khi cần thiết.
- Chia nhỏ mục tiêu theo mốc thời gian thực hiện.
Con người khác với các loài động vật khác ở chỗ: con người có ý thức, do vậy trước khi hành động con người đều ý thức được hành động đó là gì, con người biết mình sống, làm việc vì cái gì? Do cái gì thúc đẩy? Và dự kiến trước cuộc đời mình sẽ đi đến đâu? Vì vậy, trong từng công việc, từng giai đoạn cuộc đời, con người đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là cái đích mà ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc về một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, thái độ hoặc hành vi.
Kỹ năng đặt mục tiêu
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống, cũng như lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó.
Mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn như trong ngày, trong tuần gọi là mục tiêu ngắn hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong một thời gian dài như tháng, quý, năm gọi là mục tiêu trung hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian nhiều năm gọi là mục tiêu dài hạn, mục tiêu mang tính chiến lược.
Kỹ năng đặt mục tiêu giúp con người sống có mục đích, có kế hoạch. Con người sống có mục tiêu là người biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa. Còn ai sống không có mục tiêu, sống tùy tiện, sống theo kiểu “nước chảy bèo trôi” thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống.
Căn cứ để xác định mục tiêu:
- Những nhu cầu, mong muốn của bản thân
- Khả năng, ý chí quyết tâm của bản thân (điểm mạnh, hạn chế)
- Xác định thời gian
- Điều kiện khách quan (thuận lợi, khó khăn) để hiện thực hóa mục tiêu
- Những cơ hội để thực hiện mục tiêu, nếu biết chớp cơ hội có thể dễ dàng đạt mục tiêu.
- Những thách thức đòi hỏi phải vượt qua
Cần cân nhắc các yếu tố trên, yếu tố nào có thể khắc phục để đạt mục tiêu, yếu tố nào không thể khắc phục mà lại giữ vai trò quyết định, đôi khi cá nhân phải từ bỏ mục tiêu ban đầu để xác định một mục tiêu mới nếu thấy không có khả năng thực hiện hoặc có thể thu nhỏ phạm vi để mục tiêu có tính hiện thực.
Để mục tiêu có tính hiện thực cần phải lập kế hoạch thực hiện mục tiêu, xem đâu là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ đó quyết tâm thực hiện kế hoạch đặt ra.
Các bước thực hiện mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu khái quát - mục tiêu cụ thể: trả lời câu hỏi “ Để làm gì”
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu: Cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- Để đạt được mục tiêu cần phải làm những việc gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau?
- Từng việc được thực hiện như thế nào?Trong thời gian bao lâu?
- Có những cách nào để thực hiện? Điều kiện cần và đủ là gì?
- Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn đó xảy ra thì có cách nào để giải quyết?
- Kết quả cần đạt được là gì?
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm
Muốn mục tiêu thành công, cần chú ý các yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải được thực hiện bằng ngôn từ cụ thể, khi viết mục tiêu tránh sử dụng từ chung chung
- Mục tiêu có thể lượng hóa để giúp đánh giá hiệu quả
- Mục tiêu có tính vừa sức, lần đầu tiên nên đặt mục tiêu nhỏ để dễ đạt được, tạo cảm xúc tích cực cho những lần sau.
- Khi xác định mục tiêu cần đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu
- Xác định rõ thuận lợi, khó khăn, những địa chỉ cụ thể cần sự trợ giúp khi cần thiết.
- Chia nhỏ mục tiêu theo mốc thời gian thực hiện.
Nguồn: Sưu tầm