superkids hòa bình

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh trung học cơ sở

Hỗ trợ trực tuyến

  Click view

mrs. Bàn Lan

Phone : 0343388133

Mrs.Nhàn Lê

Phone : 0944 262 316

HOTLINE : 0944262316

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh trung học cơ sở

Tất cả chúng ta đều phải giải quyết vấn đề hàng ngày.

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH

Tất cả chúng ta đều phải giải quyết vấn đề hàng ngày. Giải quyết vấn đề không phải là kỹ năng mà người ta sinh ra đã có mà nó cần được rèn luyện theo thời gian với việc thực hành và rút kinh nghiệm. Kỹ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết và đó là kĩ năng mà hầu hết trẻ em không có cho đến khi chúng được học tập và rèn luyện tốt.

Phần lớn các bài học của trẻ tập trung vào việc ghi nhớ, như màu sắc, bảng chữ cái, các phép tính cộng trừ nhân chia… Khả năng nhận thức, rút ra kết luận và giải quyết vấn đề có thể được học cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến việc ghi nhớ. Vì hầu hết các vấn đề không thể được giải quyết bằng cách ghi nhớ câu trả lời đúng, nhưng thông qua việc phân tích khiến trẻ quen với việc đạt được kết luận của riêng mình.  Đó là một năng lực rất cần thiết trong tương lai.

Trẻ em  bắt đầu học cách tư duy về môi trường xung quanh từ khi còn nhỏ, ngay cả khi chúng bắt đầu học màu sắc và số. Khi bộ não của trẻ phát triển, điều quan trọng là phát triển khả năng trẻ phát hiện các vấn đề và cách để giải quyết chúng. Ví dụ đơn giản như một cuốn sách trình bày một vấn đề ngay từ đầu, sau đó có đứa trẻ tìm kiếm các dẫn chứng trong sách…

Sau đây là một số phương pháp giúp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ:

  1. Xác định vấn đề

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng những người giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệm thường không biết họ đang giải quyết cái gì hay câu hỏi nào đang được đưa ra. Hãy nhắc nhở học sinh đọc kỹ đề bài và đảm bảo các em hiểu đề bài muốn nói gì và các em sẽ phải có nhiệm vụ gì.

  1. Xác định lượng thông tin

Xác định thông tin nào được cung cấp và thông tin nào bị thiếu. Điều này giúp học sinh xác định những gì họ cần biết để giải quyết vấn đề.

  1. Đặt câu hỏi

Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi để giúp các em lấp đầy các khoảng trống. Đáng chú ý là để có thêm thông tin hoặc có thể đưa ra các giả định hợp lý để giúp giải quyết vấn đề. Yêu cầu học sinh suy nghĩ về cách thông tin bổ sung  giúp thay đổi các giả định hoặc giả thuyết ban đầu.

  1. Đưa ra các giải pháp khả thi

Khuyến khích học sinh tiếp cận các giải pháp theo những cách khác nhau và trao đổi trong quá trình suy nghĩ, tư duy của các em. Thông thường, học sinh có thể trả lời câu hỏi của chính các em khi nói chuyện, giáo viên có thể hiểu được quá trình suy nghĩ của các em và chuyển hướng khi cần thiết. Sử dụng đạo cụ, vẽ tranh, viết ra hay sử dụng bất kỳ chiến lược nào để giúp học sinh thành thạo.

  1. Đánh giá các giải pháp tiềm năng và xác định câu trả lời

Khuyến khích học sinh kiểm tra kỹ và đảm bảo giải pháp của các em thực sự trả lời cho vấn đề chính. Thực tế kiểm tra giải pháp để đảm bảo giải pháp có ý nghĩa trong ngữ cảnh của vấn đề được đưa ra.

  1. Luyện tập, luyện tập, luyện tập!

Có phương pháp để giải quyết vấn đề là quan trọng nhưng không đủ. Việc trải qua quá trình giải quyết vấn đề sẽ giúp xây dựng sự tự tin cũng như năng lực thực tiến của học sinh. Thực hành giải quyết các loại vấn đề khác nhau và chọn các vấn đề hấp dẫn, phù hợp và thú vị đối với học sinh của bạn.

            

  1. Không ngừng động viên học sinh

Khen ngợi sự nỗ lực và khuyến khích học sinh học từ những sai lầm để các em trở thành người có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, trở nên thoải mái hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình và luôn sẵn sàng để giải quyết các vấn đề mới.


Tin liên quan

TIẾT HỌC KHÁNG CỰ CÁM DỖ CỦA CÁC EM HỌC SINH LỚP 8_ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HÒA_ HUYỆN TÂN LẠC_TỈNH HÒA BÌNH

Tiết học kỹ năng sống "kháng cự cám dỗ" của các em học sinh lớp 8_ Trường THCS Trung Hòa_huyện Tân Lạc_tỉnh Hòa Bình    Lứa tuổi THCS đang là lứa tuổi nhạy cảm và dễ mắc vào cám dỗ của môi trường xã hội. Chính vì vậy, việc đưa các kiến thức vào môi trường học đường từ sớm sẽ...

Chuyên đề "Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ" Trường THCS Sào Báy_ huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình

Học sinh Trường THCS Sào Báy_huyện Kim Bôi_ tỉnh Hòa Bình với chuyên đề Biết ơn cha mẹ “ĐÃ BAO GIỜ BẠN NÓI CÂU XIN LỖI, LỜI CẢM ƠN ĐẾN CHA MẸ MÌNH!!!” Khi còn bé, con lúc nào cũng tíu tít gọi “Cha ơi! Mẹ ơi!” Khi lớn lên, con chẳng một lời khi nhìn thấy cha, mẹ! Khi...

Kỹ năng sống Gaia. Giải quyết mâu thuẫn hiệu quả. Tiết học đầu tiên của các em học sinh khối 7 Trường TH & THCS Quy Mỹ, huyện Tân Lạc

Kỹ năng sống Gaia. Giải quyết mâu thuẫn hiệu quả. Tiết học đầu tiên của các em học sinh khối 7 Trường TH & THCS Quy Mỹ, huyện Tân Lạc "Giải quyết mâu thuẫn hiệu quả" là tiết học kỹ năng sống rất ý nghĩa đối với các em, vì trong quá trình vui chơi và học tập ở trường...

Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ" tại trường THCS Kim Đồng-Tân Lạc

Bạn thấy phiền phức vì cha mẹ nói nhiều? Sự thật là chỉ có người quan tâm đến ta mới chịu tốn thời gian mà nói ta như vậy. Rồi kì lạ thay, chỉ đến khi có khó khăn trong cuộc sống làm bạn mệt mỏi bạn mới khao khát được nghe tiếng cằn nhằn ấy biết nhường nào? Chuyên đề :...

Chủ Đề: "Đôi Bàn Tay Đẹp Nhất" của các bạn học sinh THCS Thị Trấn Bo

Bao lâu rồi các con chưa cầm đôi bàn tay mẹ. Khi về nhà, Các con hãy cầm đôi bàn tay mẹ xem tay mẹ có gầy hơn ko, có xanh xao, có gân guốc hơn ko? Đôi bàn tay có mùi của gia vị, của thức ăn. Đôi bàn tay đó ko đẹp vì có mùi tanh nồng của cá mắm, có màu vàng ố của bùn đất, mùi...

Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ" tại trường THCS thị trấn Bo

                                                                                                  Công cha như núi Thái Sơn                                                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Mẹ cha là đấng sinh thành, cho ta hình hài, nuôi ta khôn lớn, chở...

Bình luận của bạn

Video hoạt động

  • CHUYÊN ĐỀ: SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN CHA MẸ - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG BÌ -KIM BÔI
  • Chuyên đề: Sống yêu thương và biết ơn cha mẹ của các trường huyện Kim Bôi
  • Video giới thiệu Gaia
  • Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục ở thế kì 21, thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ, bộ giáo dục đào tạo cũng như sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, về việc chú trọng đẩy mạnh giáo dục kí năng sống cho học sinh, công ty tnhh ứng dụng công ng
  • SUPERKIDS] Khóa học Nghệ thuật truyền cảm hứng - Khối tiểu học thành phố Hòa Bình
  • Kỹ năng sống cho bé - Cách thoát thân khi bị dàn cảnh bắt cóc ngoài đường
  • Giáo Dục Mầm Non | Che Miệng Khi No, Ngáp, Hắt Hơi
  • Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Cơ Thể Người
  • Giáo Dục Mầm Non | Không Chơi Những Vật Có Thể Gây Nguy Hiểm
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Biết Kêu Cứu Chạy Khỏi Nơi Nguy Hiểm
  • Giáo Dục Lễ Giáo - Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
  • Kỹ năng sống mầm non - Giữ Trật Tự Nơi Công Cộng
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Lịch Sự Khi Đến Nhà Người Khác
  • Kỹ Năng Sống Mầm Non - Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định - Giáo Dục Mầm Non
  • Kỹ năng sống cho trẻ | Kỹ năng sinh tồn | Làm gì khi đi lạc?
  • Trò chơi "thăng bằng" cùng học sinh trường TH&THCS Tân Hòa
  • Cùng khởi động với các bạn học sinh trường TH&THCS Tân Hòa nào!
  • Không Đi Theo Hay Nhận Quà Của Người Lạ
  • Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục (Phần 2)

Hộp nhạc của bé

  • Bống Bống Bang Bang - Bé Bào Ngư
  • Chú Bộ Đội - Nhạc Thiếu Nhi Có Lời
  • Baby shark | PINKFONG Songs for Children
  • Thỏ Đi Tắm Nắng - Kìa Con Bướm Vàng - Nhạc Thiếu Nhi Mẹ Ơi Tại Sao

Truyện cổ tích

  • Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé lọ lem - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Cô bé bán diêm - Truyện cổ tích nước ngoài
  • Thánh Gióng | Hoạt Hình Thánh Gióng Việt Nam
  • Nàng Tiên Ốc - Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Sự tích cây Vú Sữa | Chuyện cổ tích sự tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Tấm Cám - Cổ tích Việt Nam
  • Chuyện cổ tích Sọ Dừa - Cổ tích Việt Nam
  • Truyện thằng Bờm có cái quạt mo | Kể Bé Nghe Truyện Cổ tích Việt Nam